Đừng bỏ qua những nguyên tắc an toàn dưới đây khi tập chạy trên máy chạy bộ để tránh gặp phải những sự cố đáng tiếc không đáng có trong khi tập luyện.
Tập chạy bộ trên các loại máy chạy bộ điện tại nhà hoặc phòng tập giúp bạn chủ động trong thời gian và tránh được các yếu tố đến từ bên ngoài như thời tiết, tai nạn. Tuy nhiên, tập chạy bộ trên máy chạy bộ chưa chắc đã an toàn nếu như bạn không tuân thủ những nguyên tắc an toàn khi chạy bộ. Đã có nhiều trường hợp sử dụng máy chạy bộ điện tại nhà sai cách dẫn tới những hậu quả đáng tiếc. Chính vì thế, bạn hãy dành ra vài phút tham khảo những nguyên tắc an toàn khi tập chạy bộ trên máy chạy bộ dưới đây để tránh gặp phải những sự cố đáng tiếc khi tập luyện.
1. Hiểu rõ về chiếc máy chạy bộ của mình
Hãy dành thời gian tìm hiểu chiếc máy chạy bộ điện của bạn
Có một thói quen của nhiều người khi sử dụng máy chạy bộ đó là chỉ biết bấm nút Start và chạy ngay mà không cần biết đến các chức năng, vị trí các nút... Đây là một thói quen rất nguy hiểm, khi bất ngờ gặp sự cố bạn sẽ không biết xử lí ra sao, tốt nhất bạn nên “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”. Nếu bạn tập luyện trên một chiếc máy tập chạy bộ lần đầu tiên, hãy dành một chút thời gian tìm hiểu về chiếc máy chạy bộ đó, hãy nhờ người hướng dẫn nếu bạn không hiểu một tính năng nào đó. Đây là nguyên tắc quan trọng nhất giúp bạn tránh chấn thương khi tập luyện với máy chạy bộ điện tại nhà hoặc các phòng tập.
2. Sử dụng chế độ dừng khẩn cấp
Ngay khi sử dụng máy chạy bộ điện, bạn cần biết rõ vị trí của nút bấm này, nó có tác dụng dừng băng chuyền ngay lập tức khi bạn gặp sự cố bất ngờ. Nút bấm này hoàn toàn khác với nút Stop không dừng máy ngay mà giảm tốc độ từ từ đến khi dừng hẳn, chẳng giúp ích gì trong trường hợp bạn bị trượt chân té.
3. Tập trung tập luyện
Ở nhà thì bạn có ti vi, đến phòng tập thì có nhiều trai xinh gái đẹp, dẫu biết đây là những yếu tố dễ khiến bạn phân tâm, nhưng đừng quá ham hố mà quên đi nhiệm vụ của mình. Cố gắng tập trung giữ cho tư thế thẳng và ổn định. Hai chân của bạn luôn phải chạy ở giữa băng chuyền máy chạy bộ, và luôn chạy trong khoảng 1/2 chiều dài băng chuyền gần với phần bảng điều chỉnh tốc độ. Đừng chạy về phần đuôi máy chạy bộ quá xa, bạn sẽ không thể nhấn được nút dừng khẩn cấp nếu có trục trặc xảy ra.
4. Bình tĩnh nếu gặp sự cố bất ngờ
Khi gặp những tình huống bất ngờ, đừng hoảng loạn mà vội nhảy ra khỏi máy, sẽ dễ gặp phải nguy cơ chấn thương. Hãy ấn ngay nút dừng khẩn cấp, máy sẽ dừng lại ngay, và bạn có thể giải quyết sự cố. Nếu bạn chưa quen và ấn nhầm nút, cũng dùng nút dừng khẩn cấp. Đó là lý do vì sao bạn luôn phải biết cách sử dụng máy chạy điện trước khi sử dụng nó.
5. Sử dụng dây đeo khóa từ an toàn
Sử dụng khóa an toàn kẹp vào áo
Trên mỗi loại máy tập chạy bộ điện luôn được trang bị dây đeo khóa từ an toàn, một đầu dây kết nối với máy chạy, một đầu là đồ kẹp để bạn kẹp lên áo/quần. Nếu bạn chẳng may bị ngã, sợi dây sẽ tuột ra khỏi máy chạy bộ và tự động kích hoạt chế độ dừng khẩn cấp...Không phải ai cũng để ý đến chức năng này, ngay cả ở những phòng tập lớn. Nhược điểm là sợ dây hơi vướng víu, làm bạn không thoải mái khi chạy bộ, tuy nhiên, nếu bạn chưa quen với chiếc máy chạy bộ, hãy sử dụng dây đeo để đảm bảo an toàn. Đừng để đến lúc xảy ra tai nạn rồi mới tự trách bản thân: “Giá như…”
6. Không nắm tay vịn của máy chạy bộ khi tập
Nhiều người cứ lầm tưởng rằng nắm vào tay vịn của máy chạy bộ điện sẽ giúp giữ thăng bằng tốt hơn. Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Ngoài việc khiến bạn khó giữ thăng bằng, nắm vào tay vịn của máy chạy bộ điện còn khiến lưng, đầu gối, tay của bạn còn phải chịu thêm nhiều lực xấu, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến tư thế của bạn.Vì vậy, nếu bạn sợ ngã, chạy chậm trước đã, sau đó cảm thấy tự tin thì hãy tăng tốc độ. Thiết bị đo nhịp tim trên tay vịn máy chạy bộ dùng cho khi bạn chạy bộ hoặc khi bạn dừng lại chứ không phải dùng trong lúc chạy.
No comments:
Post a Comment