Máy chạy bộ là một trong những thiết bị rèn luyện sức khỏe hiện đang được rất nhiều người tiêu dùng thông minh lựa chọn do những tác dụng tuyệt vời mà nó mang lại. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tập luyện cao thì người tập cần biết sử dụng máy chạy bộ sao cho an toàn và đúng cách.
Dưới đây là những lưu ý mà người tập bắt buộc phải nhớ khi sử dụng máy chạy bộ để có thể đảm bảo an toàn cho bản thân; đồng thời đạt được hiệu quả luyện tập tốt nhất:
1. Lưu ý khi lắp đặt máy chạy bộ
- Nên đặt máy ở vị trí thoáng mát, rộng rãi, tránh các khu vực tiếp xúc với nước, chất lỏng hay độ ẩm cao
- Tránh xa các đồ vật dễ cháy nổ
- Máy cần được đặt ở trên mặt phẳng và nơi chịu lực tốt
- Máy phải được đặt cách các đồ vật khác ít nhất 1 mét nhằm đảm bảo an toàn và tạo sự thoải mái khi luyện tập.
Trước khi luyện tập
- Cần phải kiểm tra xem máy có vững chắc không, có đảm bảo được an toàn không?
- Khởi động các cơ trước khi luyện tập
- Mang mặc trang phục chuyên dụng khi luyện tập, tuyệt đối không đi các loại giày đế cao vì sẽ ảnh hưởng tới độ an toàn khi luyện tập. Mang theo một chiếc khăn để lau mồ hôi.
Trong khi luyện tập
- Đứng trên hai bên lề của máy chạy bộ cho tới khi máy đã bắt đầu hoạt động thì mới đứng vào giữa. Điều này giúp kéo dài tuổi thọ cho máy. Bạn cũng không được leo lên máy từ phía sau vì có thể làm cho bạn ngã.
- Băng chuyền sẽ chạy từ tốc độ đi bộ đến tốc độ chạy. Người mới luyện tập được khuyến cáo nên tập với tốc độ tăng dần để quen với máy.
- Giữ tay cầm và chạy ở giữa băng chuyền để không bị lệch hướng.
- Khi chạy cần giữ thẳng người, dáng thả lỏng, không lên cơ để tránh gây chấn thương trong quá trình tập. Chạy dồn nhiều diện tích của chân xuống bàn chạy, để giảm phản lực của bàn chạy lên chân, qua đó giảm chấn thương đầu gối.
- Sau khi chạy qua mức tốc độ bình thường, bạn buông tay cầm ra và đánh mạnh ra xa. Điều này giúp bạn đạt được hiệu quả luyện tập tốt hơn.
- Để đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể, hãy chạy ở cường độ vừa phải; để cải thiện tim mạch và tăng sức bền, hãy chạy giữa cường độ cao và cường độ thấp hơn.
- Sau khi luyện tập được khoảng 15-20 phút, bạn có thể giảm tốc độ của máy về mức 2-3km/giờ.
- Nếu bạn đang tập ở tốc độ chạy mà bạn muốn tạm, hãy giảm tốc độ một cách từ từ rồi tắt máy, tránh tắt máy đột ngột sẽ gây nguy hiểm cho chính bạn đồng thời làm giảm độ bền của máy.
Sau khi tập luyện
- Bạn không nên để cơ thể dừng đột ngột sau khi luyện tập với máy. Hãy đi bộ thả lỏng với vận tốc thấp khoảng 5 phút rồi mới dừng hẳn.
3. Một số lưu ý về đảm bảo an toàn khi dùng máy
- Trong quá trình luyện tập, cần lau mồ hôi thường xuyên, tránh để mồ hôi rớt xuống máy có thể khiến động cơ máy nhanh hỏng.
- Máy tập chạy bộ được thiết kế dành cho 1 người tập, tuyệt đối không để 2 người cùng chạy trên máy.
- Không cho trẻ em đến gần băng chuyền để tránh nguy hiểm đáng tiếc có thể xảy ra.
- Những người có tiền sử tim mạch cần luyện tập theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Tùy vào sức khỏe người tập mà xác định tốc độ và thời gian luyện tập trong bao lâu.
4. Bảo quản máy
- Lau bụi cho máy thường xuyên sẽ giúp máy được bền lâu hơn.
- Sử dụng đúng nguồn điện được khuyến nghị (thường là 220V).
- Rút nguồn điện khi không dùng máy.
- Khi di chuyển máy phải ngắt nguồn điện.
No comments:
Post a Comment